Có rất nhiều
người muốn mua cho mình 1 quả bóng thuộc về mình, nhưng lại không biết chọn như
thế nào để có được 1 quả bóng ưng ý. Dưới đây là một số góp ý của chúng tôi:
Đầu
tiên là tiêu chuẩn: đường kính bóng: 24.6 cm.
1.
Bóng
dùng cho giải đấu bóng rổ nam: trọng lượng: 600- 650g, chu vi : 75-76 cm
2.
Bóng
dùng cho giải đấu bóng rổ nữ: trọng lượng: 510-550g, chu vi: 70-71cm
3.
Bóng
dùng cho giải đấu bóng rổ của thanh niên: trọng lượng: 470- 500g, chu vi:
69-71cm
4.
Giải
đấu thiếu niên: trọng lượng: 300-340g, chu vi: 56-57cm
Các
bước chọn một quả bóng tốt:
Bước 1: Xoa bề mặt bóng:
Một quả bóng rổ tốt khi xoa bề mặt bóng sẽ thấy lực ma
sát nhiều hơn, như vậy khi đánh bóng tay mình sẽ có cảm giác thích hơn, ngược lại
nếu như bề mặt bóng mịn có thể coi là một quả bóng không tốt, khi đánh dễ bị tuột
hơn.
Bước 2: Ước lượng trọng lượng
bóng:
Bóng tốt sẽ nặng hơn 1 chút, nhưng khi đánh không hề
cảm thấy nặng, bóng kém hơn thì tương đối nhẹ, lúc ném bóng sẽ cảm thấy nhẹ,
không đủ lực. Vì vậy khi mua bóng cùng một loại bóng giống nhau thì nên chọn quả
năng hơn 1 chút.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng
gia công của bóng và cách bọc bóng
Chơi bóng rổ khá tốn kém khi phải mua bóng nhiều, bởi
vì khi chơi bóng bóng thường xuyên đập xuống mặt đất, thời gian lâu sẽ rất dễ
bong keo, bóng tốt mối nối tỉ mỉ, độ bám dính tốt, dùng trong thời gian dài
cũng không bị bong keo , rách da. Nhưng nếu chất lượng bóng kém cho dù là mới
đi chăng nữa, cũng có thể nhìn thấy mối nối có khe hở, bóng như vậy thì không
nên dùng.
Bước 4: Xem chất liệu da bóng
Dựa trên thói quen sử dụng và địa điểm chơi bóng
khác nhau, chọn bóng có chất liệu khác nhau. Nếu bóng dùng chất liệu PU nhìn
bên ngoài rất đẹp, dễ giặt rửa, nhưng không bền, phù hợp cho sử dụng mặt sàn gỗ
trong nhà: da thật sẽ bền hơn, có thể dùng cho mọi loại sân chơi.
Bước 5: Kiểm tra lực đàn hồi
của bóng
Khi mà bóng căng, để bóng cách mặt
đất 180 cm rồi thả tự do, nếu như bóng nảy lên đạt đến 120-140 cm, thì là bóng
tốt. Nếu như bóng nảy lên không đến 1m, thì đó là bóng chất lượng kém.
Bước 6: Cẩn thận xem mã vạch bóng và
cách in ấn
Trước khi mua bóng hãy xem xát cẩn thận số hiệu của giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn có giống với mã vạch trên bóng không? Có rất nhiều loại
bóng giấy chứng nhận là giả, không giống với mã vạch trên bóng, phải đặc biệt
chú ý.
Bước 7: Kiểm tra miệng bóng có bị thủng
không?
Miệng bóng rất dễ quan trọng, có một vài loại bóng
kém , miệng bóng dính keo không tốt, sẽ có những vết thủng nhỏ, có thể cho bóng
vào trong nước để kiểm tra, xem có bọt nổi lên không, nếu như có bọt nổi lên
thì quả bóng đó đã bị thủng và không được mua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét