1. Ngày nay hầu hết vợt cầu lông đều đựơc làm từ chất liệu Cacbon , Cacbon lại
rất giòn, vì vậy nên cố gắng đừng để vợt va chạm mạnh , đặc biệt là trong lúc
đánh đôi, vợt của hai người rất dễ va chạm với nhau, có những lúc, sau khi vợt
bị va vào nhau rồi, lúc đó không thể nhìn thấy được, nhưng bên trong thân vợt
đã có những ảnh hưởng nhất định, có khả năng những ngày sau vợt có thể bị gãy .
chú ý thường xuyên kiểm tra lưới vợt, nếu như có có vết rạn nứt thì nên
thay ngay lập tức, không nên để vợt gãy rồi mới thay. Tìm một vài cửa
hàng chuyên về căng lưới, không nên xem nhẹ kĩ thuật căng lưới, đối với “ tuổi
thọ “ của vợt, cảm giác lúc đánh cầu, nhất định là sẽ không giống nhau.
2. Cách phổ
biến nhất đó là căng 2 điểm, phải dùng đến móc rất dễ đứt, hơn nữa cũng rất dễ
móc nhầm. Nhằm giúp khung vợt của bạn khỏe, ổn định hơn và khi đứt dây hạn chế
tối đa làm gãy vợt, công ty chúng tôi đã đưa ra thị trường loại vợt căng dây” 4
nút”, không cần dùng móc, tuổi thọ cao, hơn nữa lại không bị nhầm đường căng
dây.
3. Nên điều chỉnh
tư thế đánh cầu lông của mình, cố gắng làm cho cầu trúng lưới vợt , nếu như cầu đánh
vào cán vợt , cộng với lực xoáy mạnh thì vợt sẽ rất dễ gãy.
4. Nên 1 hoặc 2
tháng thay dây quấn cán vợt 1 lần. Mỗi lần đánh cầu xong, tốt nhất nên để vợt
ra ngoài phơi cho “ thoáng”.
5. Vợt cầu lông không được để ở những nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt,
nên tránh lạnh quá hoặc nóng quá. Nếu nóng quá thì dễ cong vênh, còn nếu lạnh
quá thì do dễ giòn mà gãy..
6. Cuối cùng muốn
nhắc nhở mọi người rằng trong mọi thời điểm bạn cũng nên coi chiếc vợt của bạn
như một vũ khí lợi hại của chính bạn, không thể tách rời như một người bạn
thân, như vậy bạn mới có thể đánh được một trận cầu hay, mới có thể chân trọng
, nâng niu chiếc vợt của mình. Đây mới chính là cách bảo quản chiếc vợt của bạn
tốt nhất.
Sưu tầm: Hiền solar
Cảm ơn bạn chia sẻ
Trả lờiXóahạt điều mật ong